Tự tay mang đến những ổ bánh tươi ngon và an toàn cho những người thân yêu. Bánh mì hiện có nhiều loại khác nhau và đương nhiên công thức làm ra cũng trở nên đa dạng. Cùng tham khảo là ba cách làm bánh mì cực đơn giản mà bạn có thể làm ngay trong gian bếp của bạn trong bài viết dưới đây nhé!
Bánh mì không còn quá xa lạ với người Việt Nam. Và cũng là lựa chọn hàng đầu cho các gia đình vào buổi sáng vì sự tiện lợi của loại thực phẩm này. Việc tự làm bánh mì tại nhà cũng là một trải nghiệm thú vị cho các bà nội trợ. Tự tay mang đến những ổ bánh tươi ngon và an toàn cho những người thân yêu. Bánh mì hiện có nhiều loại khác nhau và đương nhiên công thức làm ra cũng trở nên đa dạng. Dưới đây là ba cách làm bánh mì cực đơn giản mà bạn có thể làm ngay trong gian bếp của bạn. Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.
Cho 60ml nước ấm vào 5g men đã chuẩn bị rồi khuấy đề. Đem ủ trong 7 - 10 phút đến khi men phồng và xốp nhẹ lên.
Trộn tất cả bột mì cho vào bát tạo một lỗ chính giữa sau đó cho bơ lạt, men đã ủ và sữa tươi không đường vào. Trộn đều để các nguyên liệu được kết dính với nhau.
Cho bột đã trộn ra mặt phẳng sạch rồi tiến hành nhào bột. Lặp lại các thao tác gập, ấn, miết bột đến khi bột không còn dính tay và dẻo nhẹ.
Dùng khăn sạch hoặc màng bọc thực phẩm bọc kín miệng bát chứa bột đã nhồi và ủ trong 1 tiếng. Sau 1 tiếng lấy bột ra nhào lại khoảng 5 phút rồi cho vào ủ thêm 1 tiếng nữa là được.
Bột sau khi ủ đủ 2 tiếng lấy ra chia thành nhiều phần nhỏ để nặn. Lưu ý nên chia lượng bột vừa phải để bánh không bị quá to khi nở. Sau khi nặn xong rạch một đường trên mặt bột để khi nướng bánh được nở hết.
Phun một ít nước lên bề mặt bột để bánh không bị khô khi nướng.
Xếp các khối bột đã nặn vào nồi và nướng trong khoảng 15 phút ở 150 - 170 độ C. Sau đó mở nắp nồi phun một ít nước rồi tiếp tục nướng thêm 15 phút nữa ở 130 - 150 độ C.
Bánh chín là bạn đã có thể lấy ra và thưởng thức.
Xem thêm: Tham khảo ngay cách làm bánh mì hoa cúc cực kỳ đơn giản
Công thức trên dùng để làm bánh mì cho 3 người ăn.
Trộn đều hỗn hợp gồm bột số 13, men nở instant, đường, muối, bột vitamin C.
Lưu ý: Nếu không dùng men nở instant, bạn cũng có thể dùng men khô. Tuy nhiên, cần phải ngâm men khô với nước ấm để kích men nở rồi mới trộn vào hỗn hợp trên.
Cho tiếp dầu ăn, giấm, nước lạnh vào hỗn hợp bột trên và trộn đều đến khi thành một khối cố định và bột đã ngấm hết nước.
Nếu dùng máy, nên nhào ở chế độ thấp trước rồi đến chế độ cao hơn, 2 phút ở mức 2, 10 phút ở mức 4 và 2 phút ở mức 6. Nên để bột nghỉ khoảng 1 phút rồi mới chuyển sang mức 6 để nhào.
Nếu nhào bột bằng tay, bạn cần nhào đúng kỹ thuật folding and stretching là lặp lại các bước gập bột, ấn và miết đến khi bột dẻo và không còn dính tay là được.
Nhào xong, để bột nghỉ khoảng 10 phút rồi mới làm bước tiếp theo.
Đẩy các bọt khí ra khỏi khối bột bằng cách ấn bột xuống, đập nhẹ bề mặt bột và gấp từng mép ngoài của bột vào trong, túm nhẹ các mép lại rồi vê tròn. Làm lần lượt như vậy đến khi hết các khối bột. Sau đó tiếp tục đem đi ủ trong 15 phút nữa. Rồi tạo hình bánh sau đó đặt lên khay cho thông khí và ủ tiếp 20 phút trong lò.
Để lò nóng tầm 15 phút ở nhiệt độ 240 độ C trước khi cho bánh vào. Thêm khay nước phía dưới để giúp bánh giữ được độ ẩm. Xịt phun nước lên bền mặt bánh rồi mới bắt đầu nướng. 8 phút đầu nên nướng bánh ở 240 độ C rồi mở từ từ cửa lò, rồi xoay phần khay bánh lại để các bánh ở phía bên ngoài cũng được chín đều. Lần này nên nướng trong 10 phút ở 200 độ C. Sau đó mở lò khoảng 1 phút rồi đóng lại, nướng tiếp lần 3 ở nhiệt độ 180 độ C trong 2 - 3 phút nữa là hoàn tất.
Dụng cụ làm bánh: nồi cơm điện, tô, khăn ẩm, giấy nến
Men nở khô cần cho vào nước ấm để kích men nở và hoạt động mạnh hơn khi cho vào trộn cùng hỗn hợp bột khô.
Cho tất cả bột mì, muối, đường và men đã nở vào trong một bát lớn để nhào rồi sau đó mới thêm bơ lạt vào nhào cùng. Nhào đều đến khi bột dẻo và cáng mỏng không dễ đứt là được.
Bôi một lớp dầu ăn vào phần bột đã trộn, dùng khăn hoặc màng bọc thực phẩm bọc kín trong 1 tiếng để ủ.
Sau khi để bột nghỉ 1 tiếng, lấy ra nhào thêm 2 đến 3 phủ rồi chia thành từng phần nhỏ để nặn theo tuỳ thích.
Lót thêm một lớp giấy nến dưới đáy nồi cơm điện rồi mới cho bột đã nặn vào. Chuyển sang chế độ nấu trong 10 phút, cho ngưng khoảng 8 đến 10 phút rồi bật lại chế độ nấu thêm một lần nữa là hoàn thành việc nướng bánh mì bằng nồi cơm điện.
Việc đổ nước vào bột một lần dễ làm hư bột. Thay vào đó nên chia ra nhiều lần để bột được ngấm đều nước. Khi bột đã hút hết nước thì mới cho tiếp nước lạnh vào tiếp.
Tham khảo: Khoá học làm bánh chuyên nghiệp cho những ai yêu bánh ngọt.
Trong quá trình nặn và tạo hình bột, bạn phải thao tác nhanh tay vì bề mặt bột bánh rất dễ bị khô nhanh.
Bạn nên chuẩn bị thêm 1 ít mè rang bơ để quét lên mặt bánh mì khi đã nướng chín. Mùi thơm của mè và bơ sẽ dậy thêm vị ngon của bánh mì.
Mong là qua bài viết chia sẻ của Tiệm bánh Trang Moon, bạn sẽ tìm chọn được cách làm bánh mì phù hợp, để có thể tự tin làm ra những chiếc bánh mì thơm ngon cho gia đình của bạn!
THÔNG TIN CÔNG TY
Địa chỉ: A6, Chung Cư Prosper Plaza, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0799 424 236
Website: https://trangmoon.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/banhkemtrangmoon
Giờ làm việc: Thứ 2 - 7: 8:00 - 17:30
Chủ nhật: 8:00 - 11:30
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN